Hiện nay, để thuận tiện cho người mua và người bán trong giới bất động sản hay ở nhiều lĩnh vực khác. Người môi giới đóng góp vai trò quan trọng nhầm kết nối người mua (thuê) và người bán (cho thuê) thuận tiện giao dịch.
Nội dung:
- Môi giới bất động sản là gì?
- Các hình thức môi giới BĐS
- Các dịch vụ môi giới bất động sản
- Sự khác biệt giữa môi giới và cò đất là gì?
- Công việc của nhân viên môi giới BĐS
- Làm nghề môi giới nhà đất được gì?
- Ai sẽ phù hợp với nghề môi giới bất động sản?
- Khó khăn của môi giới BĐS là gì?
Môi giới bất động sản là gì?
Môi giới bất động sản là người có chứng chỉ hoặc kiến thức trong mua bán bất động sản, trợ giúp bên mua và bán trong thủ tục sang tên đổi chủ sở hữu. Môi giới bất động sản khác nhân viên bán hàng ở chỗ, nhân viên bán hàng chỉ đơn thuần là tìm kiếm người mua còn môi giới bất động sản là tìm kiếm và kết nối người bán và người muốn mua.
Ngoài ra, còn có một dạng khác gọi là cò đất (chỉ chuyên làm trung gian giới thiệu), là những hoạt động tư vấn, quảng cáo, tiếp thị bất động sản tới các khách hàng có nhu cầu mua bán bất động sản.
Các hình thức môi giới BĐS
- Môi giới độc quyền: Nhà môi giới được độc quyền tiếp thị bất động sản và độc quyền đại diện cho người bán. Tuy nhiên, người môi giới cũng có thể chào bán hoặc hợp tác với các nhà môi giới khác để trình bày bất động sản tới các khách hàng tiềm năng và cùng chia khoản hoa hồng.
- Môi giới tự do: Nhà môi giới giới thiệu khách hàng cho chủ sở hữu bất động sản, tư vấn cho khách hàng và hưởng phí môi giới (phí hoa hồng) theo giá trị thành công mỗi thương vụ.
Các dịch vụ môi giới bất động sản
Dịch vụ môi giới bất động sản thường bao gồm:
- Định giá bất động sản
- Quảng cáo bất động sản
- Tư vấn đầu tư kinh doanh bất động sản
- Tư vấn pháp lý
- Quản lý tiếp thị các dự án bất động sản
- Đấu giá bất động sản
Ảnh Có nhiều dịch vụ môi giới bất động sản
Sự khác biệt giữa môi giới và cò đất là gì?
Giống nhau môi giới và cò đất
Cò đất và môi giới nhà đất đều có chung một mục đích là kết nối người bán (cho thuê) và người mua (thuê) bất động sản lại với nhau để giao dịch mua - bán, cho thuê - thuê các sản phẩm đất nền, căn hộ, biệt thự, nhà phố, kho bãi, khách sạn… được diễn ra thành công. Sau khi giao dịch diễn ra thành công, cò đất và môi giới nhà đất sẽ được hưởng một khoản thù lao gọi chung là “hoa hồng”.
Nhìn chung, bản chất môi giới bất động sản và cò đất đều có chung một mục tiêu là trở thành cầu nối để người bán và người mua có thể tìm thấy nhau, giúp cho giao dịch mua bán thuận lợi và thành công trong thời gian ngắn nhất. Khi giao dịch bất động sản thành công, không chỉ hai bên mua bán, cho thuê có lợi mà chính bản thân môi giới bất động sản và cò nhà đất cũng được hưởng hoa hồng xứng đáng.
Khác nhau cò đất và môi giới
Môi giới:
- Làm việc cho công ty, chịu sự ràng buộc về quy định của công ty đó.
- Điều kiện hành nghề: Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (Điều 11 NĐ 153/2007/NĐ-CP)
- Hỗ trợ đầy đủ về các giấy tờ, hợp đồng và các vấn đề pháp lý, tài chính, thẩm định, do công ty đã có sẵn các dịch vụ bất động sản đi kèm.
Cò đất:
- Hành nghề tự do, không chịu sự ràng buộc của tổ chức, công ty.
- Điều kiện hành nghề: hoạt động tự do
- Không chịu trách nhiệm trong việc hỗ trợ các vấn đề pháp lý, thẩm định, tài chính mà có thể giới thiệu, kết nối khách hàng với các dịch vụ bất động sản từ bên thứ 3.
Công việc của nhân viên môi giới BĐS
Các công việc của một nhân viên kinh doanh bất động sản:
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
- Cập nhật thông tin các dự án, chính sách khuyến mãi đến khách hàng
- Hỗ trợ KH các thủ tục giấy tờ khi ký kết hợp đồng
- Duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ
- Thực hiện các chiến lược phát triển kinh doanh của lãnh đạo
Làm nghề môi giới nhà đất được gì?
- Thu nhập hấp dẫn: Bất động sản là một loại sản phẩm có giá trị cao trong xã hội. Khi làm ở lĩnh vực này thường được chi trả chủ yếu dựa trên phí hoa hồng trên sản phẩm nên thường khá cao và hoàn toàn xứng đáng với công sức nhà môi giới bỏ ra.
Ảnh Lợi ích khi làm nghề Môi giới Bất động sản
- Phát triển bản thân và thân tiến trong sự nghiệp: Ở môi trường này bạn sẽ có cơ hội được học hỏi từ sếp, đồng nghiệp hay chính những khách hàng mà bạn tiếp xúc, từ đó sẽ tích lũy được những kinh nghiệm đáng giá trong công việc, thúc đẩy sự nghiệp của bạn phát triển nhanh hơn.
- Mở rộng mối quan hệ: đây chính là môi trường mang lại cho bạn nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều người như sếp, đồng nghiệp, khách hàng hay đối tác. Chính những mối quan hệ này sẽ là bước đạp để bạn tạo được sự thăng tiến trong sự nghiệp của mình.
Ai sẽ phù hợp với nghề môi giới bất động sản?
Điều kiện cần của môi giới bđs:
- Kiên trì, nhẫn nại
- Không tự ái
- Hiểu nghề và yêu nghề
Điều kiện đủ:
- Kiến thức bất động sản
- Kỹ năng mềm: giao tiếp, tư vấn, thuyết phục
- Chứng chỉ hành nghề
Khó khăn của môi giới BĐS là gì?
Tìm kiếm khách hàng: đặc thù của lĩnh vực này là sản phẩm mang giá trị khá cao, để tìm kiếm đối tượng KH tiềm năng không phải là điều dễ dàng. Cần phải nỗ lực thật nhiều để đạt hiểu quả cao.
Xây dựng mối quan hệ: Để giới thiệu một sản phẩm mang giá trị to lớn cần độ uy tín cực kỳ cao, hay những mối quan hệ quen biết, đủ tin cây. Với những người trẻ mới ra trường sẽ khó khăn cho việc tạo lập mối quan hệ.
Tình huống không mong muốn phải đối mặt:
- Sẽ rất hụt hẫn khi mọi thỏa thuận của khách hàng đã xong nhưng lại đổi ý và hủy giao dịch vào phút cuối
- Nếu nhân viên môi giới là nữ sẽ thường gặp những trường hợp khách hàng không nghiêm túc
Áp lực công việc: Đặc thù của công việc này là KH ít khi chủ động liên hệ với môi giới, bạn cần chủ động liên hệ và đặt lịch hẹn gặp KH. Dù khách ở xa cũng phải đến tư vấn hỗ trợ KH. Ngoài ra, làm môi giới BĐS phải làm quen với việc đi làm ngày nghỉ và ngoài giờ hành chính vì thường những khoảng thời gian này KH mới có thể trao đổi với mình.
Batdongsan.Me ra đời như một giải pháp cung cấp nội dung, những giá trị đích thực tới khách hàng thông qua các nội dung chất lượng, được chúng tôi chắt lọc, kiểm duyệt kỹ càng nhằm mang lại những thông tin bổ ích và chính xác nhất đến quý độc giả và các nhà đầu tư bất động sản.